Điều kiện để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt nam

admindvlipt
05/03/2024
0

Tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang đạt được những kết quả tích cực. Điều kiện để một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được quy định chủ yếu trong Luật Đầu tư 2020.

Khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài?

Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Trước tiên, theo Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể đầu tư tại Việt Nam qua các hình thức sau: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, nhà đầu tư hoàn toàn có thể sử dụng một trong các hình thức nêu trên để quyết định đầu tư vào Việt Nam. Nội dung của các hình thức được quy định cụ thể trong Luật Đầu tư 2020 như sau:

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Hình thức đầu tiên để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể áp dụng là đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Căn cứ theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, việc đầu tư thành lập tổ chức kinh tế cần đáp ứng những yêu cầu được quy định cụ thể như sau:

– Giống như các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020. Theo đó, khoản này quy định về ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường (căn cứ theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện (căn cứ theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP).

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 bao gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế, Hình thức đầu tư, Phạm vi hoạt động đầu tư, Năng lực của nhà đầu tư, Điều kiện khác.

– Trước khi thành lập tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài cần phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Căn cứ Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định về hình thức đầu tư bao gồm:

– Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

– Việc nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các quy định, điều kiện sau đây:

+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 ;

+ Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

+ Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Có 05 hình thức đầu tư để doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC; Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp đầu tư nước người vào Việt Nam sẽ phải đáp ứng những yêu cầu sau để đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:

– Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật đầu tư 2020.

– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:

+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường quy định tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP

+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện Nghị định 31/2021/NĐ-CP

– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

+ Hình thức đầu tư; 

+ Phạm vi hoạt động đầu tư;

+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;

– Bảo đảm quy định của pháp luật đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Căn cứ theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 thì: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”.

Căn cứ theo Điều 27 Luật Đầu tư 2020 quy định về việc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC như sau:

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước theo quy định của pháp luật về dân sự.

– Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau thực hiện theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư 2020.

– Các bên tham gia cần thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Về phần phức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối sẽ được quy định theo thỏa thuận của các bên.

Thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài phải các bước sau để được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam:

– Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.

– Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Tùy vào loại dự án đầu tư, thẩm quyền chấp nhận đầu tư có thể là UBND cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội Theo Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020.

– Nếu được chấp thuận dự án đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Triển khai thực hiện dự án đầu tư.

DVL IPT – Cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Các doanh nghiệp đang có nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, muốn bước chân vào thị trường Việt Nam nhưng còn nhiều rào cản, đặc biệt về ngôn ngữ và các vấn đề pháp lý. Chính vì vậy, để doanh nghiệp có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì sử dụng dịch vụ tự vấn và pháp lý từ các công ty có chuyên môn là điều nên làm. 

DVL IPT – Cung cấp giải pháp cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

DVL IPT được tổ chức và hoạt động theo mô hình chuẩn quốc tế về Cơ quan xúc tiến đầu tư (IPA), có mối liên hệ chặt chẽ với các Bộ ngành, Chính quyền địa phương, các Tổ chức quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp, các Tập đoàn kinh tế uy tín trong nước và nước ngoài… Chúng tôi đủ khả năng hỗ trợ các nhà đầu tư triển khai toàn bộ quy trình thành lập mới hoặc mở rộng dự án tại Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận cơ hội kinh doanh tiềm năng, quảng bá sản phẩm dịch vụ, phát triển thị trường trong nước và quốc tế.

Đến với DVL IPT, khách hàng sẽ được cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan tới thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn đầu tự, lập và ký kết hợp đồng BBC,… Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có thể hỗ trợ khách hàng một cách hoàn hảo trong quá trình thực hiện dự án đầu tư từ lập hồ sơ đến xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đây là một số lý do bạn nên tin dùng dịch vụ của chúng tôi:

  • Đội ngũ hùng hậu: Tại DVL IPT, chúng tôi có một đội ngũ chuyên môn với những tư vấn viên dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào. Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể gặp rào cản lớn nhất về ngôn ngữ khi đàm phán, tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng. Hiểu được nỗi lòng này, bên cạnh các nhân sự có chuyên môn pháp lý, chúng tôi còn có các nhân sự về các thứ tiếng, có thể hỗ trợ tận tình nhất cho khách hàng.
  • Đa dạng lĩnh vực pháp lý: Việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến nhiều khía cạnh pháp lý, bao gồm hợp đồng, thuế, lao động, đầu tư, và quản lý,… Là một công ty với thế mạnh về đầu tư, nằm trong một hệ sinh thái với Davilaw, chúng tôi tự tin có thể cung cấp giải pháp pháp lý hoàn chỉnh bên cạnh việc tư vấn dự án cho doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí: Nếu không có sự giúp đỡ từ dịch vụ pháp lý, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể gặp khó khăn với quy định pháp luật dàn trải trong các luật, bộ luật và văn bản dưới luật. Vì vậy, việc như thuê dịch vụ pháp lý từ công ty như DVL IPT vô cùng quan trọng để doanh nghiệp tránh được những rắc rối pháp lý không cần thiết.

Kiều Anh – Chuyên viên pháp lý

Liên hệ nhanh với chúng tôi qua:

Trụ sở chính: Tầng 10 tòa A3 Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liên, Hà Nội

Chi nhánh HCM: Phòng 301, 303, 305, 307, Nhà khách Học viện Hành chính Quốc gia, Cổng số 2, Số 10 (234), Đường 3 tháng 2, P.12, Q.10. TP Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.