Thu hút FDI thế hệ mới: Việt Nam đón đầu xu hướng cùng Luật sư Nguyễn Hồng Chung

admindvlipt
26/06/2024
0

Chương trình “Tiêu điểm Kinh tế” của Truyền hình Thông tấn ngày 23/06/2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả khi cùng Luật sư Nguyễn Hồng Chung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam – Chủ tịch Tổng điều hành hệ sinh thái DVL Ventures, thảo luận về chủ đề nóng hổi và mang tính chiến lược: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thế hệ mới.

Luật sư Nguyễn Hồng Chung – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp Việt Nam

Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực FDI, Luật sư Nguyễn Hồng Chung đã mang đến chương trình những góc nhìn độc đáo và những đánh giá chuyên sâu về xu hướng FDI toàn cầu, tiềm năng và lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI thế hệ mới, cùng những giải pháp thiết thực để biến cơ hội thành hiện thực.

Xu hướng thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới và cơ hội của Việt Nam: Xu hướng thu hút nguồn vốn FDI thế hệ mới 

* Ông nhận định như thế nào về xu hướng dịch chuyển đầu tư chú trọng vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo trên thế giới hiện nay?

Xu thế FDI trên toàn cầu. Dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế đã mang lại nhiều hệ quả, trong đó đáng chú ý là nỗ lực đưa sản xuất. Đặc biệt trong các ngành quan trọng như bán dẫn và sản xuất pin xe điện quay trở về nước hoặc chuyển sang các vùng lãnh thổ và quốc gia có chung hệ giá trị và tiêu chuẩn.

Mặt khác, những biến động kinh tế và chính trị toàn cầu gần đây đã phơi bày rủi ro của chuỗi cung ứng khi phụ thuộc vào một nguồn cung cấp hoặc một thị trường duy nhất. Kết quả là nhiều tập đoàn đa quốc gia đã tính toán lại về chiến lược chuỗi cung ứng và dần dần tái cấu trúc chúng theo hướng khu vực hóa, đa dạng hóa nhà cung cấp.

Bên cạnh đó là sự phát triển của công nghệ đổi mới sáng tạo trong hầu hết các lĩnh vực các ngành như: năng lượng; công nghệ sinh học, công nghệ máy tính,…

* Nhiều chuyên gia cho rằng, đang có làn sóng FDI lần thứ 4 tới Việt Nam. Theo ông đâu là điểm khác biệt giữa làn sóng FDI lần thứ 4 với những lần trước?

Trong quá khứ, Việt Nam đã chứng kiến 3 làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng kể. Làn sóng FDI đầu tiên xảy ra khi hãng xe Nhật Bản Honda Motor (Honda) bắt đầu sản xuất xe hai bánh tại Việt Nam vào năm 1997.

Làn sóng thứ hai kéo dài từ đầu những năm 2000 cho đến thời điểm ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ vào năm 2008, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Năm 2009, tập đoàn Samsung Electronics (Samsung) của Hàn Quốc đã đưa vào hoạt động cơ sở sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh.

Làn sóng đầu tư FDI thứ ba được cho là đã diễn ra mạnh mẽ vào giữa những năm 2010. 

Điểm khác biệt giữa làn sóng FDI lần thứ 4 với những lần trước là: trước đây, nhắc đến thu hút FDI chúng ta thường chỉ nhắc về vốn, bởi ở thời điểm đó, nước ta mong muốn có nhiều nhà đầu tư vào cung ứng vốn, đồng thời sử dụng lao động. Nhưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, việc thu hút FDI phải hướng đến chuyển giao công nghệ, tạo ra sự liên kết và chuỗi giá trị. Hấp thu các nguồn vốn đầu tư cho công nghệ cao, công nghệ lõi và đổi mới sáng tạo. 

Sau tổng kết 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50NQ/TW về Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2023. Nghị quyết với nội hàm mới là “hợp tác đầu tư nước ngoài” chứ không phải đơn thuần là “thu hút đầu tư nước ngoài” như trước đây.

Với định hướng trên, trong cuộc chơi mới, các nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò là những doanh nghiệp đồng hành, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước, lan tỏa và tạo thành chuỗi giá trị.

Chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới với tiêu chí hàng đầu là công nghệ, để có thể đưa doanh nghiệp trong nước trở thành vệ tinh, sản xuất các khâu phụ trợ và nắm bắt công nghệ cao từ doanh nghiệp FDI.

* Với kỳ vọng mở trong thu hút vốn FDI thế hệ mới có chất lượng cao hơn, ông nhìn nhận thế nào về khả năng đáp ứng mặt bằng, hạ tầng cho làn sóng đầu tư này?

Thứ nhất: Việt Nam có vị trí địa chính trị đặc biệt: Việt Nam nằm tại vị trí cầu nối giữa khu vực Đông Á và khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực có quy mô nền kinh tế lớn nhất và phát triển năng động, mạnh mẽ nhất thế giới. Với gần 3,300km bờ biển nằm trong tuyến hàng hải sôi động nhất thế giới, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển, giao thương với thế giới.

Thứ hai: là đất nước ổn định về chính trị, hợp tác và phát triển cụ thể kinh tế Việt Nam hội nhập mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã được ký kết, không gian ngoại thương của Việt Nam đang được mở ra rất rộng lớn. Trong đó Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA),… là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, chất lượng cao

Thứ ba: Về kết cấu hạ tầng: giao thông đường bộ, cảng biển, hàng không, hạ tầng các KCN ngày càng phát triển, chi phí thấp so với các nước trong khu vực dân số trẻ 50 triệu người… 

“Nhắc đến thu hút FDI chúng ta thường chỉ nhắc về vốn, bởi ở thời điểm đó, nước ta mong muốn có nhiều nhà đầu tư vào cung ứng vốn, đồng thời sử dụng lao động”
Giải pháp thu hút luồng vốn FDI mới

* Theo ông hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, ngoài vấn đề cơ sở hạ tầng còn những trở ngại khó khăn nào?

Vấn đề đầu tiên: là vấn đề thủ tục hành chính: Chưa tối ưu chi phí

Nguồn cung lao động hạn chế: Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng chính sách quản lý đối với Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương đối chặt chẽ và khắt khe

Việc đặt ra các quy định này được thực hiện theo định hướng phát triển, ưu tiên và bảo vệ nguồn việc làm cho lao động trong nước, hạn chế tối đa việc sử dụng, tuyển dụng lao động nước ngoài. Tuy nhiên điều đó lại dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thiếu hụt nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao.

Về góc nhìn, việc hạn chế tuyển dụng lao động nước ngoài cũng khiến các nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận rằng Việt Nam chưa hẳn là một thị trường mở đối với yếu tố ngoại, qua đó có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ.

Hạn chế ở chuỗi cung ứng: ngành công nghệ hỗ trợ sản xuất linh kiện tại Việt Nam vẫn còn non trẻ, dẫn đến một số khó khăn đối với doanh nghiệp FDI trong quá trình xây dựng chuỗi cung ứng. Chính vì nguyên nhân này và hệ thống cơ sở hạ tầng dưới tiêu chuẩn khiến các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải đầu tư vào các quốc gia khác

* Ông có kiến nghị gì để cải thiện thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vào Việt Nam?

Cắt giảm danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và dỡ bỏ sự chồng chéo, khác biệt và mâu thuẫn của các quy định trong hoạt động đầu tư, kinh doanh

* Cá nhân ông có đề xuất giải pháp gì để Việt Nam có thể thu hút các “đại bàng” từ khắp thế giới đến ‘xây tổ’ trong làn sóng FDI lần thứ 4 này?

Thứ nhất: Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật về thu hút FDI để nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI.

Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam.

Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu với thuế suất 15% sẽ ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả của chính sách ưu đãi, thu hút FDI của Việt Nam. Điều này có thể gây xáo trộn chiến lược về địa điểm đầu tư và cách thức hoạt động của các công ty đa quốc gia. Do đó, Chính phủ cần đánh giá các gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp thay thế, giúp họ duy trì sự hiện diện sau khi áp dụng thuế này.

Thứ hai là phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các tỉnh, vùng kinh tế tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài. 

Thứ ba là đối với hạ tầng các KCN có quỹ đất sạch, cơ sở hạ tầng sẵn sàng đặc biết là chuyển đổi mô hình KCN truyền thông sang thành KCN xanh, KCN Sinh thái nhằm thu hút các dự án FDI chất lượng cao

Thứ tư là nhân lực chất lượng cao chính là yêu cầu tất yếu, là động lực đột phá để Việt Nam rút ngắn khoảng cách, đứng trên vai người khổng lồ tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bốn là, kinh tế xanh, bền vững là xu hướng phát triển toàn cầu. Xu hướng này đòi hỏi không chỉ tư duy quản lý, điều hành, hoạch định chính sách của Việt Nam phải tốt, mà là sự phối hợp mọi khâu đầu-cuối trong chuỗi cung ứng – từ nguyên liệu đầu vào, cách thức sản xuất, cung ứng, phân phối sản phẩm… của mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo thương hiệu Việt Nam.

Đây là những vấn đề quan trọng quyết định Việt Nam tiếp tục thu hút vốn FDI tới mức nào, thu hút vốn FDI chất lượng cao nhiều hay ít, ở tất cả các lĩnh vực.

Khu vực FDI đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Nguồn: internet

* Công ty xúc tiến đầu tư và thương mại DVL IPT trong thời gian tới sẽ cung cấp những dịch vụ gì để có thể hỗ trợ kết nối và tư vấn đầu tư và thúc đẩy thu hút FDT chất lượng cao vào Việt Nam

Trong thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hoạt động giới thiệu về môi trường đầu tư của Việt Nam, tổ chức các đoàn khảo sát địa điểm đầu tư tại Việt Nam. phân  tích những lợi thế, chính sách và môi trường đầu tư của từng địa điểm..

Đối với các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ giải pháp toàn diện phát triển khu cung nghiệp Việt Nam. Chúng tôi hỗ trợ KCN chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái theo hướng thân thiện và bền vững phù hợp với chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong việc cam kết phát triển bền vững tại COP26. Các giải pháp của chúng tôi bao gồm giải pháp về năng lượng tái tạo, giảm phát thải carbon, khu công nghiệp thông minh, xử lý nước thải và xử lý rác thải được tích hợp từ các nhà cung cấp giải pháp hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng KCN hàng đầu. 

Thông qua việc hợp tác với DVL , mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ các KCN Việt Nam cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư tại KCN của  Việt Nam

Cuộc phỏng vấn của Luật sư Nguyễn Hồng Chung với Truyền hình Thông tấn đã cung cấp cho khán giả những thông tin quý giá về thu hút FDI thế hệ mới tại Việt Nam. Đây là một chủ đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hy vọng rằng những chia sẻ của Luật sư sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

Link video Youtube cuộc phỏng vấn: https://www.youtube.com/watch?v=maP1Ya9qRRI 

Nguồn: Truyền hình Thông tấn – Ban Kinh tế

Huyền Trang – Ban Xúc tiến đầu tư

CÔNG TY CP XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI DVL IPT

0916.066.269

info.ipt@dvlventures.vn

Trụ sở: Tầng 10, tòa nhà A3 Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng: H8, Ngõ 80 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng: 14 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.