Triển khai chiến lược quốc gia về bán dẫn trong năm 2024

admindvlipt
12/03/2024
0

Công nghệ điện tử là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và đóng góp rất lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, ngành công nghiệp bán dẫn là một phần không thể thiếu.

Tiềm năng trong lĩnh vực bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử, máy tính và thiết bị di động bằng việc sử dụng chất bán dẫn, một loại chất có khả năng dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Các vi mạch và chip được tạo ra từ loại chất này. Việt Nam với dân số khoảng 100 triệu người, đang là một thị trường lớn và phát triển nhanh chóng với sự chuyển đổi số và tiêu dùng tăng nhanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.

Lĩnh vực chế tạo linh kiện bán dẫn trở thành một ngành kinh doanh có thể phát triển và tồn tại độc lập
Quy mô thị trường thiết kế chip bán dẫn hiện nay ước lượng khoảng 60 tỷ USD mỗi năm, trong khi ngành bán dẫn tổng thể đạt 600 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử có thể đạt 3000 tỷ USD và ngành chuyển đổi số có thể lên đến 20 nghìn tỷ USD. Bộ trưởng khuyến nghị các doanh nghiệp như FPT cần nhìn vào ngành này trong bối cảnh toàn cầu.
Đặc biệt, Samsung đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại của họ sang Việt Nam. Hiện có 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung trên thế giới được sản xuất tại Việt Nam.

Xây cơ chế, tạo sức hút khó khước từ

       Đáng chú ý, dòng vốn FDI đang tăng mạnh vào lĩnh vực công nghệ cao và ngành công nghiệp bán dẫn. Ông Lê Hữu Quang Huy, Phó Chủ tịch Hội đồng Thành viên Viện Nghiên cứu Đầu tư Quốc tế ISC, nhận định rằng việc tăng vốn FDI vào Việt Nam không chỉ là về số lượng mà còn quan trọng cả về chất lượng, khi có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và ngành công nghiệp bán dẫn – một lĩnh vực mà Chính phủ đang đặc biệt quan tâm, ưu tiên phát triển trong thời gian tới. Ví dụ, Tập đoàn Intel đã mở rộng giai đoạn 2 nhà máy sản xuất chip tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Apple đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất thiết bị điện tử vào Việt Nam. Lego từ Đan Mạch cũng đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình Dương với tổng vốn 1 tỷ USD…
       Theo số liệu mới nhất, trong 2 tháng đầu năm 2024, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã vượt qua 4,29 tỷ USD. Có 405 dự án FDI mới được chấp thuận, tăng 55,2% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký gần 3,6 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ trước đó.
Việt Nam sẵn sàng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
       Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đang quan tâm và muốn chuyển dịch chuỗi cung ứng vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn. Từ khía cạnh năng lực nội tại, Việt Nam hiện có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này bắt nguồn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, lao động dồi dào và sự quan tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy hợp tác đầu tư và phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.

Sẵn sàng đón “sóng” FDI

       Cần lưu ý rằng, Việt Nam đang đứng thứ hai trên thế giới về nguồn đất hiếm, loại khoáng sản quan trọng để sản xuất chất bán dẫn phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Kon Tum, Lâm Đồng… Theo ước tính của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng đất hiếm ở Việt Nam khoảng 22 triệu tấn, xếp thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc (44 triệu tấn) và cao hơn Brazil (21 triệu tấn), Nga (21 triệu tấn), Ấn Độ (6,9 triệu tấn).
       Tuy nhiên, nhìn chung, năng lực thực sự của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp đầu tư vẫn yếu, đa số chỉ có quy mô vừa và nhỏ, và nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn thiếu. Trong tương lai gần, Việt Nam cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn bằng việc hỗ trợ và thúc đẩy các trường đại học lớn để tiến hành nghiên cứu chuyên môn, phát triển các ngành chuyên sâu liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, và sản xuất thiết bị bán dẫn như công nghệ thiết kế mạch tích hợp, công nghệ laser, công nghệ diode phát quang… Đồng thời khích lệ tổ chức và doanh nghiệp phát triển nghiên cứu về công nghệ cốt lõi, mở rộng nguồn lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Quốc Anh – Ban Xúc tiến đầu tư

CÔNG TY CP XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI DVL IPT

0916.066.269

Info.ipt@dvlgroup.vn

Trụ sở: Tầng 10, tòa nhà A3 Ecolife Capitol, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng: H8, Ngõ 80 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Văn phòng: 14 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.